Những dự án đóng băng, cỏ mọc um tùm đang là cơ hội cho những nông dân thức thời.
Những ai đi ngang dự án khu dân cư Cotec nằm sát khu hành chính công huyện Nhà Bè, TP HCM đều rất quen thuộc với hình ảnh những đàn trâu bò nhẩn nha gặm cỏ trên đất nền biệt thự tiền tỉ. Đây là dự án đã hoàn thiện hạ tầng, cây xanh phủ mát những con đường nội bộ nhưng vẫn còn nhiều lô đất trống cho cỏ mọc. Sống ở phố thị quen nên đàn trâu bò rất lành tính và dạn dĩ, xe hay người đi ngang qua vẫn mặc.
Nuôi trâu bò trên nền biệt thự
Cứ tưởng chủ của đàn trâu bò phải là một đại gia chi tiền làm nghề tay trái nên khi gặp, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi ông cũng là một nông dân rặt, cưỡi chiếc xe máy cà tàng và việc chính của ông cũng là... chăn bò. Ông là Trần Văn Điền (thường gọi Ba Điền), quê gốc ở Đồng Nai.
Ba Điền kể cách đây khoảng 10 năm, gia đình ông quyết định chuyển về đây sống bằng nghề buôn bán trâu bò. Lúc này, dự án Cotec đã triển khai nhưng còn đất trống nhiều, cỏ lên xanh tốt. Vốn là nông dân, thấy cỏ nhiều, tiếc của nên ông giữ lại 6 con cả trâu lẫn bò nuôi thay vì bán toàn bộ lấy vốn tính chuyện làm ăn khác. Ông chuyên nuôi trâu bò đẻ, sinh ra con cái thì giữ lại đẻ tiếp, nếu là đực thì bán hoặc tách bầy trước khi trưởng thành. Không tốn tiền thức ăn, chỉ mất công chăn và đàn trâu bò nhà ông cứ sinh mỗi năm một lứa, lúc cao điểm lên đến cả 100 con, tính sơ sơ cũng khoảng 3 tỉ đồng mới thấy đồng vốn của ông đã “nở” ra thế nào!
Khi đàn trâu bò tăng số lượng thì sinh chuyện vì thiếu cỏ và cư dân phàn nàn nên ông phải tìm cách chẻ nhỏ đàn và kiếm thêm người trông. Đến nay, có 3 “đồng cỏ” mà đàn trâu bò nhà Ba Điền thường “xoay tua” là khu dân cư Long Hậu (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An), một dự án ở phường Long Bình (quận 9) và dự án khu dân cư Cotec (huyện Nhà Bè, TP HCM). Trước kia, đàn trâu của ông cũng từng “đóng đô” thời gian dài ở dự án công ích gần trạm xá xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè nhưng khi dự án làm xong hạ tầng thì không cho chăn nuôi nữa.
Theo chân ông Dương Đình Đáp, người làm thuê cho Ba Điền, lùa đàn trâu về chuồng khi chiều tà mới thấy sự kỳ lạ cũng như “bí quyết” chăn trâu giữa thị thành. Ông Đáp tâm sự: Cái chính là quản được con trâu đầu đàn, to lớn, hung dữ nhất, khi nó nghe lời thì những con còn lại sẽ răm rắp nghe theo. Cứ thế, từ những nhóm nhỏ, đàn trâu dồn về theo tay lùa của người chăn, băng qua biệt thự, nhà cao tầng, băng qua đường nhựa, băng qua những cao ốc đang xây dở dang hướng thẳng về một bãi đất trống. Đây cũng là đất dự án nhưng hạ tầng chưa hoàn thiện rồi lao xuống hồ uống nước, tắm mát thỏa thuê trước khi về chuồng nghỉ ngơi.
Gọi là chuồng cho sang nhưng đó chỉ là mấy cây cọc đóng sơ sài xuống đất rồi quấn thêm 2 vòng kẽm gai quây lại chứ không hề có mái che. Ba Điền giải thích vì ở nhờ nên không xây chuồng kiên cố, đi đâu cũng chỉ sống tạm như vậy. Được cái trâu bò thuộc dạng khỏe nên mưa nắng chẳng bị làm sao.
Người chăn trâu kể ông bắt đầu công việc lúc 8 giờ sáng, thả trâu đi ăn (còn đàn bò thì tự do bên ngoài). Thường ông không phải đi theo kèm cặp nhiều vì chúng sẽ tự tách nhóm và kiếm cỏ một cách hiền lành. Việc chính của ông là canh chừng những nhóm trâu bò đang ăn gần nhà dân để xua đi chỗ khác và quan trọng nhất là phải nhanh tay dọn chất thải của chúng để tránh bị cư dân phàn nàn. Ông gom phân lại, phơi khô để bán cho các vựa cây kiểng và đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể của ông ngoài lương cứng 3 triệu đồng/tháng.
Nuôi “ké” nhưng thu tiền tỉ
Sở hữu đàn trâu bò lớn nhưng Ba Điền chẳng cần sổ sách ghi chép. Tất cả những thông tin quan trọng ông đều nhớ kỹ trong đầu, từ số lượng đến áng chừng ngày từng con mẹ sắp sinh. Riêng tuổi của chúng thì ông tính theo cách của các cụ là... nhìn răng. “Bò có 4 đôi răng, 2 tuổi rưỡi thay cặp đầu tiên, mỗi năm thay tiếp một cặp, bò già thì răng mòn, khuyết đi và là thứ không che giấu được, còn xem sừng hay kích cỡ bò thì không chính xác” - Ba Điền quả quyết. Chích ngừa đầy đủ theo quy định của thú y, lựa giống và nhất là ăn cỏ dự án căng bụng nên đàn trâu bò nhà ông đời sau luôn to lớn hơn đời trước. Ông khoe đã từng cân thử con trâu lớn nhất nặng đến 1 tấn, chẳng thua gì giống ngoại!
Sau lưng dự án khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè, sát bên những khu biệt thự cao cấp hay những dự án chung cư Hoàng Anh Gia Lai, Kenton... cũng có một đồng cỏ mênh mông cho đàn bò to lớn khoảng 50 con. Chủ đàn bò là anh em nhà ông Nguyễn Văn Nhơn, hộ khẩu ở tỉnh nhưng quê ngoại ở đây nên khá rành địa bàn. Ông Nhơn cho biết gầy đàn bò cách đây 5 năm khi đất ruộng sình lầy chuyển thành dự án, chủ đầu tư bơm cát vào san lấp nhưng bỏ lâu ngày không xây dựng nên trở thành đồng cỏ. “Xét về hiệu quả kinh tế, khi đầu tư một cặp bò gồm mẹ và bê 2 tháng tuổi với giá 35 triệu đồng, một năm sau, bò mẹ sinh thêm lứa mới (hòa vốn) trong khi bê con đã có thể bán được 30 triệu đồng (phần lãi). Với khoảng 50 con trâu bò mẹ, mỗi năm nếu nuôi mát tay có thể thu về 1,5 tỉ đồng” - ông Nhơn nói.
Mấy năm trước, mỗi khi phải dời đàn tìm đồng cỏ mới, Ba Điền và ông Nhơn toàn phải dẫn bộ giữa đêm khuya, vừa đi vừa lo nơm nớp. Nay quen, những nông dân thức thời này thuê xe chở trâu bò tới tận nơi, sống “du mục” quen nên đàn trâu bò thích nghi nhanh, hễ chỗ nào có cỏ là sống. Tự nhận chăn trâu bò trên đất dự án là “sướng” nhưng ông Nhơn cũng thành thật nghề này chẳng thể lâu dài vì lãi chính nhờ sống “ké”. Giờ dự án bỏ hoang cỏ mọc nhiều nhưng không phải nơi nào cũng cho nuôi. Vậy nên, ông chỉ tính chăn bò “du mục” đến hết đời mình là đủ, không lo chi chuyện “truyền nghề” vì thời kỳ dự án treo sẽ qua! “Nếu sau này hết cỏ, vợ chồng tôi sẽ bán hết đàn bò, lấy một số vốn để tính chuyện lớn” - ông Nhơn dự tính.
Nuôi trâu bò trên nền biệt thự
Cứ tưởng chủ của đàn trâu bò phải là một đại gia chi tiền làm nghề tay trái nên khi gặp, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi ông cũng là một nông dân rặt, cưỡi chiếc xe máy cà tàng và việc chính của ông cũng là... chăn bò. Ông là Trần Văn Điền (thường gọi Ba Điền), quê gốc ở Đồng Nai.
Ba Điền kể cách đây khoảng 10 năm, gia đình ông quyết định chuyển về đây sống bằng nghề buôn bán trâu bò. Lúc này, dự án Cotec đã triển khai nhưng còn đất trống nhiều, cỏ lên xanh tốt. Vốn là nông dân, thấy cỏ nhiều, tiếc của nên ông giữ lại 6 con cả trâu lẫn bò nuôi thay vì bán toàn bộ lấy vốn tính chuyện làm ăn khác. Ông chuyên nuôi trâu bò đẻ, sinh ra con cái thì giữ lại đẻ tiếp, nếu là đực thì bán hoặc tách bầy trước khi trưởng thành. Không tốn tiền thức ăn, chỉ mất công chăn và đàn trâu bò nhà ông cứ sinh mỗi năm một lứa, lúc cao điểm lên đến cả 100 con, tính sơ sơ cũng khoảng 3 tỉ đồng mới thấy đồng vốn của ông đã “nở” ra thế nào!
Chăn trâu trên đất dự án, nền biệt thự
Khi đàn trâu bò tăng số lượng thì sinh chuyện vì thiếu cỏ và cư dân phàn nàn nên ông phải tìm cách chẻ nhỏ đàn và kiếm thêm người trông. Đến nay, có 3 “đồng cỏ” mà đàn trâu bò nhà Ba Điền thường “xoay tua” là khu dân cư Long Hậu (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An), một dự án ở phường Long Bình (quận 9) và dự án khu dân cư Cotec (huyện Nhà Bè, TP HCM). Trước kia, đàn trâu của ông cũng từng “đóng đô” thời gian dài ở dự án công ích gần trạm xá xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè nhưng khi dự án làm xong hạ tầng thì không cho chăn nuôi nữa.
Theo chân ông Dương Đình Đáp, người làm thuê cho Ba Điền, lùa đàn trâu về chuồng khi chiều tà mới thấy sự kỳ lạ cũng như “bí quyết” chăn trâu giữa thị thành. Ông Đáp tâm sự: Cái chính là quản được con trâu đầu đàn, to lớn, hung dữ nhất, khi nó nghe lời thì những con còn lại sẽ răm rắp nghe theo. Cứ thế, từ những nhóm nhỏ, đàn trâu dồn về theo tay lùa của người chăn, băng qua biệt thự, nhà cao tầng, băng qua đường nhựa, băng qua những cao ốc đang xây dở dang hướng thẳng về một bãi đất trống. Đây cũng là đất dự án nhưng hạ tầng chưa hoàn thiện rồi lao xuống hồ uống nước, tắm mát thỏa thuê trước khi về chuồng nghỉ ngơi.
Gọi là chuồng cho sang nhưng đó chỉ là mấy cây cọc đóng sơ sài xuống đất rồi quấn thêm 2 vòng kẽm gai quây lại chứ không hề có mái che. Ba Điền giải thích vì ở nhờ nên không xây chuồng kiên cố, đi đâu cũng chỉ sống tạm như vậy. Được cái trâu bò thuộc dạng khỏe nên mưa nắng chẳng bị làm sao.
Người chăn trâu kể ông bắt đầu công việc lúc 8 giờ sáng, thả trâu đi ăn (còn đàn bò thì tự do bên ngoài). Thường ông không phải đi theo kèm cặp nhiều vì chúng sẽ tự tách nhóm và kiếm cỏ một cách hiền lành. Việc chính của ông là canh chừng những nhóm trâu bò đang ăn gần nhà dân để xua đi chỗ khác và quan trọng nhất là phải nhanh tay dọn chất thải của chúng để tránh bị cư dân phàn nàn. Ông gom phân lại, phơi khô để bán cho các vựa cây kiểng và đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể của ông ngoài lương cứng 3 triệu đồng/tháng.
Nuôi “ké” nhưng thu tiền tỉ
Sở hữu đàn trâu bò lớn nhưng Ba Điền chẳng cần sổ sách ghi chép. Tất cả những thông tin quan trọng ông đều nhớ kỹ trong đầu, từ số lượng đến áng chừng ngày từng con mẹ sắp sinh. Riêng tuổi của chúng thì ông tính theo cách của các cụ là... nhìn răng. “Bò có 4 đôi răng, 2 tuổi rưỡi thay cặp đầu tiên, mỗi năm thay tiếp một cặp, bò già thì răng mòn, khuyết đi và là thứ không che giấu được, còn xem sừng hay kích cỡ bò thì không chính xác” - Ba Điền quả quyết. Chích ngừa đầy đủ theo quy định của thú y, lựa giống và nhất là ăn cỏ dự án căng bụng nên đàn trâu bò nhà ông đời sau luôn to lớn hơn đời trước. Ông khoe đã từng cân thử con trâu lớn nhất nặng đến 1 tấn, chẳng thua gì giống ngoại!
Sau lưng dự án khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè, sát bên những khu biệt thự cao cấp hay những dự án chung cư Hoàng Anh Gia Lai, Kenton... cũng có một đồng cỏ mênh mông cho đàn bò to lớn khoảng 50 con. Chủ đàn bò là anh em nhà ông Nguyễn Văn Nhơn, hộ khẩu ở tỉnh nhưng quê ngoại ở đây nên khá rành địa bàn. Ông Nhơn cho biết gầy đàn bò cách đây 5 năm khi đất ruộng sình lầy chuyển thành dự án, chủ đầu tư bơm cát vào san lấp nhưng bỏ lâu ngày không xây dựng nên trở thành đồng cỏ. “Xét về hiệu quả kinh tế, khi đầu tư một cặp bò gồm mẹ và bê 2 tháng tuổi với giá 35 triệu đồng, một năm sau, bò mẹ sinh thêm lứa mới (hòa vốn) trong khi bê con đã có thể bán được 30 triệu đồng (phần lãi). Với khoảng 50 con trâu bò mẹ, mỗi năm nếu nuôi mát tay có thể thu về 1,5 tỉ đồng” - ông Nhơn nói.
Mấy năm trước, mỗi khi phải dời đàn tìm đồng cỏ mới, Ba Điền và ông Nhơn toàn phải dẫn bộ giữa đêm khuya, vừa đi vừa lo nơm nớp. Nay quen, những nông dân thức thời này thuê xe chở trâu bò tới tận nơi, sống “du mục” quen nên đàn trâu bò thích nghi nhanh, hễ chỗ nào có cỏ là sống. Tự nhận chăn trâu bò trên đất dự án là “sướng” nhưng ông Nhơn cũng thành thật nghề này chẳng thể lâu dài vì lãi chính nhờ sống “ké”. Giờ dự án bỏ hoang cỏ mọc nhiều nhưng không phải nơi nào cũng cho nuôi. Vậy nên, ông chỉ tính chăn bò “du mục” đến hết đời mình là đủ, không lo chi chuyện “truyền nghề” vì thời kỳ dự án treo sẽ qua! “Nếu sau này hết cỏ, vợ chồng tôi sẽ bán hết đàn bò, lấy một số vốn để tính chuyện lớn” - ông Nhơn dự tính.
Giá chỉ có lên chứ không xuống Ông Ba Điền tâm sự: Giờ đây, mấy ai dùng trâu bò để kéo cày mà chủ yếu để lấy thịt nhưng nuôi lâu ngày, sinh mến nên chỉ thích bán cho người nuôi tiếp chứ không muốn bán cho lò mổ. Về chuyện bò Úc nguyên con đang được nhập về ồ ạt để xẻ thịt bán, ông nói không quan tâm lắm vì từ trước đến giờ, giá trâu bò chỉ có lên chứ không xuống, bò vẫn đang thiếu. “Nếu so với trước Tết thì giờ giá đang lên. Ví dụ, bò mẹ và bê (1-2 tháng tuổi) có giá khoảng 30 triệu đồng, nay lên 35-40 triệu đồng; bò 6-10 tháng tuổi, giá bán cũng 15 triệu đồng/con, còn bò đực giống 50 triệu đồng/con là chuyện thường!” - ông Ba Điền nói. |
Theo Ngọc Ánh (Người Lao Động)