Bộ Y tế vừa có công văn khẩn yêu cầu các tỉnh, thành tăng cường phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola gây ra.
Một ca bệnh nhiễm virut Ebola là một ổ dịch
Nhiễm Ebola là một tình trạng cấp tính, do đó không có tình trạng người lành mang virus.
Vi rút Ebola lây truyền từ động vật sang người khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm. Tại châu Phi, vi rút lây truyền khi người lành tiếp xúc với các động vật như tinh tinh, gôrila, dơi ăn quả, khỉ, linh dương và nhím ốm, chết hoặc các động vật trong rừng nhiệt đới.
Vi rút Ebola lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm vi rút (quẩn áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng).
Dịch sốt xuất huyết do vi rút Ebola đang báo động ở Tây Phi. Thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào ngày 4.8 về tình hình mắc mới bệnh này cho biết từ ngày 31.7 – 1.8, tại 4 nước (Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone) đã ghi nhận thêm 163 trường hợp mắc mới, có 61 trường hợp tử vong. Con số mắc bệnh tích lũy tính đến ngày 1.8 đã ghi nhận 1.603 trường hợp, với 887 ca tử vong tại 4 nước nói trên.
Nguy cơ vi rút Ebola tràn vào Việt Nam
Theo Bộ Y tế, bệnh do vi rút Ebola lây từ người sang người, qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm vi rút. Người mắc bệnh Ebola thường có các triệu chứng: sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng, nôn, tiêu chảy, phát ban, suy thận, suy gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng, chảy máu ngoài da. Thời gian ủ bệnh từ 2 – 21 ngày. Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Bệnh này đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. “Sốt xuất huyết do vi rút Ebola là bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất nguy hiểm, có nguy cơ lây lan rất nhanh, tỷ lệ tử vong cao, có thể tới 90%”, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Trong một vụ dịch bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola, các đối tượng sau có nguy cơ cao nhiễm vi rút gồm:
- Thành viên gia đình hay người tiếp xúc gần với người mắc bệnh;
- Người đi dự tang lễ tiếp xúc trực tiếp với thi thể người chết do nhiễm vi rút Ebola;
- Người đi săn tiếp xúc với động vật chết do nhiễm vi rút Ebola trong rừng;
- Cán bộ y tế.
Giám đốc Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới T.Ư Nguyễn Văn Kính cho rằng: “Việt Nam chưa từng ghi nhận ca mắc Ebola. Tuy nhiên, với môi trường hòa nhập như hiện nay thì nguy cơ dịch bệnh xâm nhập rất dễ dàng. Do vậy, chúng ta vẫn phải sẵn sàng các phương án phòng chống, điều trị”.
Cuối tháng 7 vừa qua, Cục Y tế dự phòng cũng đã chỉ đạo các trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế, y tế dự phòng của các tỉnh, thành tăng cường phòng chống bệnh dịch hạch thể phổi. Bởi căn bệnh này đang xảy ra ở Trung Quốc và Mỹ, với 1 trường hợp tử vong ở Trung Quốc. Bệnh nhân khởi phát bệnh sốt, ho và tử vong chỉ sau 1 ngày nhập viện. 4 ca mắc bệnh ở Mỹ, theo thông báo của nước này vào ngày 21.7 thì cả 4 bệnh nhân đều tiếp xúc với chó bị ốm có biểu hiện lâm sàng và bệnh lý của bệnh dịch hạch thể phổi (con chó sau đó đã chết ngày 26.6).
Biểu hiện bệnh do vi rút Ebola gây ra – Ảnh: T.L Cục Y tế dự phòng
Nỗi ám ảnh Ebola
Bệnh viện Mount Sinai tại New York (Mỹ) vừa tiếp nhận một trường hợp cấp cứu với bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao và mắc các triệu chứng dạ dày – ruột. Theo ABC News, do người này vừa mới quay về từ Tây Phi, nơi bùng nổ đại dịch Ebola, các bác sĩ tại đây nhanh chóng cách ly người bệnh và chuyển mẫu xét nghiệm cho Trung tâm phòng chống dịch bệnh (CDC) tại Atlanta và kết quả được dự kiến sẽ có trong ngày 6.8. Hiện có 2 bác sĩ Mỹ đã được chuyển về nước và đang trong tình trạng nguy kịch vì nhiễm vi rút Ebola khi đi chữa bệnh cho người dân ở Tây Phi. Tin tức mới nhất tại New York làm bùng lên nỗi sợ hãi rằng Ebola có thể đã đến Mỹ.
Ebola xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1976 với 2 đợt bùng nổ dịch bệnh tại Nzara (Sudan) và Yambuku (CHDC Congo), theo Tổ chức Y tế thế giới. Các chuyên gia quốc tế, bao gồm Mỹ và Nga, đang đổ đến vùng dịch bệnh, trong khi Guinea, Liberia và Sierra Leone đã điều động quân đội giữ gìn trật tự và khống chế khu vực dịch bệnh.
Người mắc bệnh do virut Ebola thường khởi phát đột ngột với sốt cao kéo dài, đau đầu, đau cơ vùng bụng và ngực, viêm họng, nôn hoặc buồn nôn, tiêu chảy cấp, xuất huyết da niêm mạc (dấu hiệu dây thắt, ban xuất huyết hoặc dát sần, chảy máu cam) và xuất huyết phủ tạng (nôn, đi ngoài ra máu…). Thể nặng thường có tổn thương gan, suy thận, viêm tổ chức não, có thể suy đa phủ tạng, tràn dịch màng phổi và sốc.
Một số trường hợp bệnh nhân nhiễm virut Ebola có biểu hiện lâm sàng không điển hình cần được chẩn đoán phân biệt với một số nhiễm virut gây xuất huyết, bệnh sốt vàng, bệnh sốt tây sông Nin, bệnh sốt xuất huyết.
Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, có nguy cơ lây lan rất nhanh nhưng chưa tìm ra thuốc chữa.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (bia phải) khảo sát nơi xảy ra chùm ca bệnh tiêu chảy cấp ở TP.HCM – Ảnh: Lương Ngọc
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (bia phải) khảo sát nơi xảy ra chùm ca bệnh tiêu chảy cấp ở TP.HCM – Ảnh: Lương Ngọc
Con đường lây truyền của virut Ebola sang người:
Nhiễm Ebola là một tình trạng cấp tính, do đó không có tình trạng người lành mang virus.
Vi rút Ebola lây truyền từ động vật sang người khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm. Tại châu Phi, vi rút lây truyền khi người lành tiếp xúc với các động vật như tinh tinh, gôrila, dơi ăn quả, khỉ, linh dương và nhím ốm, chết hoặc các động vật trong rừng nhiệt đới.
Vi rút Ebola lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm vi rút (quẩn áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng).
Dịch sốt xuất huyết do vi rút Ebola đang báo động ở Tây Phi. Thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào ngày 4.8 về tình hình mắc mới bệnh này cho biết từ ngày 31.7 – 1.8, tại 4 nước (Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone) đã ghi nhận thêm 163 trường hợp mắc mới, có 61 trường hợp tử vong. Con số mắc bệnh tích lũy tính đến ngày 1.8 đã ghi nhận 1.603 trường hợp, với 887 ca tử vong tại 4 nước nói trên.
Nguy cơ vi rút Ebola tràn vào Việt Nam
Theo Bộ Y tế, bệnh do vi rút Ebola lây từ người sang người, qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm vi rút. Người mắc bệnh Ebola thường có các triệu chứng: sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng, nôn, tiêu chảy, phát ban, suy thận, suy gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng, chảy máu ngoài da. Thời gian ủ bệnh từ 2 – 21 ngày. Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Bệnh này đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. “Sốt xuất huyết do vi rút Ebola là bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất nguy hiểm, có nguy cơ lây lan rất nhanh, tỷ lệ tử vong cao, có thể tới 90%”, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Những người có nguy cơ nhiễm virut Ebola cao nhất:
Trong một vụ dịch bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola, các đối tượng sau có nguy cơ cao nhiễm vi rút gồm:
- Thành viên gia đình hay người tiếp xúc gần với người mắc bệnh;
- Người đi dự tang lễ tiếp xúc trực tiếp với thi thể người chết do nhiễm vi rút Ebola;
- Người đi săn tiếp xúc với động vật chết do nhiễm vi rút Ebola trong rừng;
- Cán bộ y tế.
Giám đốc Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới T.Ư Nguyễn Văn Kính cho rằng: “Việt Nam chưa từng ghi nhận ca mắc Ebola. Tuy nhiên, với môi trường hòa nhập như hiện nay thì nguy cơ dịch bệnh xâm nhập rất dễ dàng. Do vậy, chúng ta vẫn phải sẵn sàng các phương án phòng chống, điều trị”.
Cuối tháng 7 vừa qua, Cục Y tế dự phòng cũng đã chỉ đạo các trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế, y tế dự phòng của các tỉnh, thành tăng cường phòng chống bệnh dịch hạch thể phổi. Bởi căn bệnh này đang xảy ra ở Trung Quốc và Mỹ, với 1 trường hợp tử vong ở Trung Quốc. Bệnh nhân khởi phát bệnh sốt, ho và tử vong chỉ sau 1 ngày nhập viện. 4 ca mắc bệnh ở Mỹ, theo thông báo của nước này vào ngày 21.7 thì cả 4 bệnh nhân đều tiếp xúc với chó bị ốm có biểu hiện lâm sàng và bệnh lý của bệnh dịch hạch thể phổi (con chó sau đó đã chết ngày 26.6).
Biểu hiện bệnh do vi rút Ebola gây ra – Ảnh: T.L Cục Y tế dự phòng
Nỗi ám ảnh Ebola
Bệnh viện Mount Sinai tại New York (Mỹ) vừa tiếp nhận một trường hợp cấp cứu với bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao và mắc các triệu chứng dạ dày – ruột. Theo ABC News, do người này vừa mới quay về từ Tây Phi, nơi bùng nổ đại dịch Ebola, các bác sĩ tại đây nhanh chóng cách ly người bệnh và chuyển mẫu xét nghiệm cho Trung tâm phòng chống dịch bệnh (CDC) tại Atlanta và kết quả được dự kiến sẽ có trong ngày 6.8. Hiện có 2 bác sĩ Mỹ đã được chuyển về nước và đang trong tình trạng nguy kịch vì nhiễm vi rút Ebola khi đi chữa bệnh cho người dân ở Tây Phi. Tin tức mới nhất tại New York làm bùng lên nỗi sợ hãi rằng Ebola có thể đã đến Mỹ.
Ebola xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1976 với 2 đợt bùng nổ dịch bệnh tại Nzara (Sudan) và Yambuku (CHDC Congo), theo Tổ chức Y tế thế giới. Các chuyên gia quốc tế, bao gồm Mỹ và Nga, đang đổ đến vùng dịch bệnh, trong khi Guinea, Liberia và Sierra Leone đã điều động quân đội giữ gìn trật tự và khống chế khu vực dịch bệnh.
Người mắc bệnh do virut Ebola thường khởi phát đột ngột với sốt cao kéo dài, đau đầu, đau cơ vùng bụng và ngực, viêm họng, nôn hoặc buồn nôn, tiêu chảy cấp, xuất huyết da niêm mạc (dấu hiệu dây thắt, ban xuất huyết hoặc dát sần, chảy máu cam) và xuất huyết phủ tạng (nôn, đi ngoài ra máu…). Thể nặng thường có tổn thương gan, suy thận, viêm tổ chức não, có thể suy đa phủ tạng, tràn dịch màng phổi và sốc.
Một số trường hợp bệnh nhân nhiễm virut Ebola có biểu hiện lâm sàng không điển hình cần được chẩn đoán phân biệt với một số nhiễm virut gây xuất huyết, bệnh sốt vàng, bệnh sốt tây sông Nin, bệnh sốt xuất huyết.