(TNO) Khi Sa Pa (Lào Cai) bất ngờ có tuyết rơi dày vào ngày 15.12, giới phượt thủ đã ồ ạt rủ nhau tổ chức tour tốc hành để ngắm tuyết rơi. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khách du lịch cần lưu ý tránh các rủi ro có thể gặp trên đường đi.


Tuyết phủ trắng xóa Sa Pa1Tuyết rơi trên đèo Ô Quy Hồ  - Ảnh: Khánh Vân

Không nên đi xe máy

Theo anh Nguyễn Việt Cường, admin của diễn đàn phuot.vn, sau khi có tin tuyết phủ dày đặc ở Sa Pa, hàng loạt phượt thủ đã tạo topic mới trên diễn đàn phuot.vn lẫn các fanpage Facebook rủ nhau tổ chức tour tốc hành lên Sa Pa.

“Hầu hết đều đi ô tô hoặc xe khách chứ ít ai đi xe máy vì trời lạnh và đường cũng khó đi, khuất tầm nhìn”, anh Cường cho biết.
Theo anh Nguyễn Việt Cường, admin của diễn đàn , sau khi có tin tuyết phủ dày đặc ở Sa Pa, hàng loạt phượt thủ đã tạo topic mới trên diễn đàn lẫn các fanpage Facebook rủ nhau tổ chức tour tốc hành lên Sa Pa. “Hầu hết đều đi ô tô hoặc xe khách chứ ít ai đi xe máy vì trời lạnh và đường cũng khó đi, khuất tầm nhìn”, anh Cường cho biết.

Tuyết phủ trắng xóa Sa PaTuyết dày đặc đường lên Thác Bạc tại thị trấn Sa Pa   - Ảnh: Ngọc Bích
Theo anh Cường, hiện tượng tuyết rơi ở Sa Pa hôm 15.12 có vẻ diễn ra sớm hơn so với mọi năm. Điều kỳ lạ là lúc này Sa Pa chưa lạnh lắm nhưng tuyết lại rơi khá dày.
”Giữa thời tiết như vậy thì tôi nghĩ tốt nhất là không nên đi xe máy lên Sa Pa vì trời rất lạnh và đường trơn trượt cực kỳ nguy hiểm”, anh Cường lưu ý.
Tuyết rơi dày phủ trắng Sa Pa 2
Khách du lịch không nên đứng sát mép vực nghịch tuyết và chụp ảnh - Ảnh: Nam Hồng
Cũng theo anh Cường, dân phượt khi đã lên tới Sa Pa, trong lúc đi bộ đây đó để chụp ảnh, cần chú ý không nên đi sát mép vực vì phòng trường hợp băng tuyết có thể đang tan dần và rất trơn trượt, dễ làm mất thăng bằng dẫn đến các tình huống nguy hiểm.

Đừng quá hớn hở vô tình trước nỗi lo thời tiết của dân bản địa
Anh Nguyễn Việt Cường lưu ý rằng hiện tượng tuyết rơi có thể là niềm vui của dân du lịch, nhưng là nỗi lo của người dân địa phương. Họ lo lắng về gia súc, về hoa màu… Phượt thủ nên tránh việc vì mải hớn hở ngắm tuyết rơi mà làm phiền đến người dân địa phương, và đặc biệt là đừng cố chen chân, giẫm đạp vào các vườn rau, hoa màu của nhà dân để chụp ảnh. Như vậy dễ khiến người dân bản địa bực mình và khó chịu, có cái nhìn không tốt với dân du lịch.
Lấy tim đường mà chạy
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Lý Việt Cường, Giám đốc Công ty du lịch Nam Phương, người từng tổ chức nhiều chương trình caravan thành công và an toàn, chia sẻ rằng giữa trời tuyết rơi dày thế này, nguyên tắc bất di bất dịch là người lái xe luôn phải làm chủ tốc độ và tầm nhìn, kể cả xe hơi lẫn xe máy.
”Khi hạn chế tầm nhìn, cần giảm tốc độ ngay, vì đường trên Sa Pa quanh co, đèo dốc rất nhiều. Đặc biệt là nên cho xe chạy gần giữa tim đường. Điều này là rất cần đối với cung đường tây bắc. Lý do là khu vực này hay có hiện tượng xe băng ngang đường bất ngờ, đặc biệt là khi có tình huống đột ngột xảy ra, nếu đi sát mép vực thì rất khó xử lý”, ông Cường nói.
Cũng theo ông Cường, khi lái xe đã thấm mệt thì không nên cố chạy tiếp mà phải dừng lại để nghỉ ngơi. Đối với xe gắn máy, tránh tình trạng đi song song, hàng hai trên đường.
”Ô tô không được phép vượt khi không biết rõ đường phía trước do khuất tầm nhìn. Khi đã tới Sa Pa thì dân phượt nên theo dõi dự báo thời tiết thường xuyên để biết diễn tiến nhằm tính trước lộ trình, nếu thấy thời tiết không ổn thì tìm phương tiện phù hợp, mà theo tôi thì không nên đi xe máy”, ông Cường chia sẻ.
Nên tránh đi vào sáng sớm 
Anh Nguyễn Tiến Dũng, thành viên diễn đàn caravanvn và có nhiều kinh nghiệm phượt bằng xe hơi, cho biết hiện ở Việt Nam không có lốp xe hơi dành riêng cho  thời tiết mùa đông nên xe ở Việt Nam chạy trên đường băng tuyết là rất nguy hiểm nếu chạy nhanh.
Sa Pa 8
Tuyết rơi dày khiến việc đi lại bằng ô tô, xe máy khó khăn - Ảnh: Lý A Sáng
"Lốp xe chạy trong mùa đông được thiết kế có nhiều rãnh nhỏ bám đường tốt, thậm chí có đinh kim loại để làm vỡ băng tuyết. Còn xe ở nước mình dùng lốp chạy mùa hè, nên chạy trên đường băng tuyết rất nhiều rủi ro", anh Dũng nói.

Anh Dũng cũng lưu ý các phượt thủ nên lái xe chậm, nếu đi tốc độ càng cao thì  khi có tình huống phanh gấp, xe sẽ dễ bị trôi vì lúc đó 4 bánh xe trở thành 4 bánh trượt tuyết.

Cũng theo anh Dũng, khi trời tuyết rơi nhiều quá thì không nên di chuyển. Ban đêm nhiệt độ xuống thấp, tuyết rơi dày, sáng sớm tạo thành lớp băng đá mỏng trên mặt đường, chạy xe cực nguy hiểm, dễ gặp tình trạng trượt bánh xe.

"Do vậy nếu đi Sa Pa thì nên hạn chế đi lúc sáng sớm và ưu tiên đi khi mặt trời lên, tuyết tan và lớp băng trên mặt đường cũng tan. Dân mình không có kỹ năng chạy xe trên tuyết, khả năng xử lý tình huống bất ngờ cũng chưa tốt nên dễ mất lái và xảy ra rủi ro", anh Dũng cho biết. 


 Trần Ka
Báo thanh niên

[Báo mới cập nhật tin tức mới nhất trong ngày][featuredpost][random][15]

 
Top